|
Tác giả :
QUY ĐỊNH
Chế độ làm việc đối với giảng viên
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT
Ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định chế độ làm việc đối với giảng viên giảng dạy tại
các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: nhiệm vụ của giảng viên; định mức
thời gian làm việc; giờ chuẩn giảng dạy; quản lý, sử dụng và áp dụng
thời gian làm việc.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Văn bản này áp dụng đối với giảng viên, giảng viên chính, phó giáo
sư, giảng viên cao cấp và giáo sư (sau đây gọi chung là các chức danh
giảng viên) thuộc biên chế sự nghiệp của cơ sở giáo dục đại học công lập
hoặc là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.
2. Văn bản này không áp dụng đối với cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu,
cán bộ kỹ thuật tham gia giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, các
viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ và
phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ nhưng không phải là
đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này; chuyên gia nước ngoài, người Việt
Nam ở nước ngoài được mời thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục đại học của
Việt Nam; những người giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học của nước
ngoài mở tại Việt Nam.
3. Đối với giảng viên là sĩ quan quân đội biệt phái, giảng viên ở các cơ
sở giáo dục đại học thuộc lực lượng vũ trang, giảng viên ở các trường
chuyên ngành thể dục thể thao và giảng viên các ngành năng khiếu, nghệ
thuật có quy định riêng.
Điều 3. Mục đích
1. Làm căn cứ để thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học phân công, bố trí, sử
dụng, tăng cường hiệu lực công tác quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu
quả lao động đối với giảng viên.
2. Giúp các cơ quan quản lý giáo dục có căn cứ để kiểm tra, thẩm định,
đánh giá và xây dựng chính sách, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng
viên.
3. Làm cơ sở để giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giảng viên hằng năm và đảm bảo tính
công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách,
quyền và nghĩa vụ của giảng viên.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA GIẢNG VIÊN
Điều 4. Nhiệm vụ giảng dạy
1. Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và
yêu cầu của môn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả
năng, kiến thức của người học.
2. Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế
học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng
dẫn người học kỹ năng học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành,
thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế
phục vụ sản xuất và đời sống.
3. Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học.
4. Hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh
viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên có bằng tiến sĩ).
5. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học.
6. Tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, giúp
sinh viên phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng
dẫn sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của cơ sở
giáo dục đại học.
7. Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên
cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương
pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
8. Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác.
9. Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải
tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học.
10. Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
11. Tham gia xây dựng các cơ sở thí nghiệm và thực hành.
Điều 5. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
1. Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình,
đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ để phục vụ xây dựng chương trình đào
tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham
khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học.
3. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước.
5. Tổ chức và tham gia cỏc hội thảo khoa học của khoa, bộ mụn; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học.
6. Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
7. Tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên.
8. Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ.
9. Tham gia cỏc cuộc thi sỏng tạo và các hoạt động khác về khoa học và cụng nghệ.
10. Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống.
Điều 6. Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
1. Tham gia công tác tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học.
2. Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và công nghệ.
3. Đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu khoa học và chất lượng chính trị
tư tưởng của người học; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất
lượng chương trình đào tạo; cải tiến và đề xuất những biện pháp nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở giáo dục đại học.
4. Tham gia các công tác kiêm nhiệm, như: chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực
tập, cố vấn học tập, phụ trách phòng thí nghiệm, lãnh đạo chuyên môn và
đào tạo, công tác đảng, đoàn thể, công tác quản lý ở bộ môn, khoa,
phòng, ban,… thuộc cơ sở giáo dục đại học.
5. Tham gia các công tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác khi được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 7. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
1. Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuẩn đã được đào tạo theo
quy định đối với giảng viên, phù hợp với ngành đào tạo và trình độ đào
tạo được phân công đảm nhiệm.
2. Học tập, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của giảng viên và theo
chương trình quy định cho từng đối tượng khi nâng ngạch, chuyển ngạch,
bổ nhiệm vào các chức danh của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại
học.
3. Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ và tin học.
4. Học tập, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và nâng cao hiểu biết.
Điều 8. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho các chức danh giảng viên
Nhiệm vụ của giảng viên quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 của Văn bản này được xác định cụ thể như sau:
1. Đối với giảng viên: đảm nhiệm việc giảng dạy trình độ cao đẳng, đại
học thuộc một ngành đào tạo; tham gia giảng dạy một hoặc một số môn học,
chuyên đề đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ, với nhiệm vụ cụ thể là:
a) Giảng dạy đáp ứng yêu cầu phần chương trình, nội dung môn học theo kế
hoạch đã được duyệt; chấm thi tốt nghiệp đại học, cao đẳng; hướng dẫn
và đánh giá, chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học, cao đẳng;
b) Giảng viên có bằng tiến sĩ tham gia giảng dạy một hoặc một số môn
học, chuyên đề đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; tham gia hướng dẫn học
viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề,
luận án tiến sĩ, phản biện và chấm luận văn thạc sĩ, chuyên đề và luận
án tiến sĩ;
c) Biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm;
d) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án và các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ khác. Giảng viên có bằng tiến sĩ có trách nhiệm
định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp các giảng viên và người học tham
gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
đ) Làm chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; chỉ đạo, hướng dẫn thực hành, thực tập và tham gia các công tác quản lý đào tạo khác;
e) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở giáo dục đại học về chuyên môn và nghiệp vụ.
2. Đối với phó giáo sư và giảng viên chính: đảm nhiệm vai trò chủ chốt
trong giảng dạy các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chuyên
trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ, với nhiệm vụ cụ thể là:
a) Giảng dạy có chất lượng cao phần nội dung, chương trình chính của
ngành đào tạo cao đẳng, đại học theo kế hoạch đã được duyệt; chủ trì
hướng dẫn, chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học, chấm thi tốt nghiệp
cao đẳng, đại học;
b) Giảng dạy một hoặc một số môn học, chuyên đề đào tạo trình độ thạc
sĩ, tiến sĩ; chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn học viên viết luận văn thạc
sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề, luận án tiến sĩ; phản
biện và chấm luận văn thạc sĩ, chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với
giảng viên chính khi thực hiện nhiệm vụ này phải có bằng tiến sĩ);
c) Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;
d) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương
trình đào tạo, bồi dưỡng; đề xuất định hướng phát triển chuyên ngành và
bộ môn;
đ) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình môn học, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập;
e) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án và các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ khác; định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp giảng
viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
tham gia và trình bày các báo cáo khoa học tại cá hội nghị, hội thảo
khoa học trong và ngoài nước;
g) Làm chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, phụ trách phòng thí nghiệm, tham
gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, tham gia công tác quản lý ở bộ môn,
khoa, phòng, ban thuộc cơ sở giáo dục đại học; tham gia công tác quản lý
khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác;
h) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở giáo dục đại học về chuyên môn và nghiệp vụ.
3. Đối với giáo sư và giảng viên cao cấp: đảm nhiệm vai trò chủ trì,
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giảng dạy các trình độ cao đẳng,
đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành
đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, với nhiệm vụ cụ
thể là:
a) Giảng dạy có chất lượng cao phần nội dung, chương trình chính của
ngành đào tạo cao đẳng, đại học theo đúng kế hoạch đã được duyệt ở bộ
môn; giảng dạy một số môn học, chuyên đề chính của chuyên ngành đào tạo
trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và giáo trình mới;
b) Chủ trì hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên
cứu sinh viết chuyên đề, luận án tiến sĩ; phản biện và chấm luận văn
thạc sĩ, chuyên đề và luận án tiến sĩ;
c) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế
hoạch, chương trình đào tạo ở các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ và đề xuất các chủ trương, phương hướng và biện pháp phát triển
của ngành, chuyên ngành;
d) Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giảng viên chính và phó giáo sư theo
yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;
đ) Chủ trì biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo của bộ môn và ngành học phục vụ giảng dạy, học tập;
e) Tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy, đào tạo theo ngành, chuyên
ngành; chủ động đề xuất cải tiến mục tiêu, nội dung, chương trình đào
tạo phù hợp với yêu cầu thực tế;
g) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện, đánh giá các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ các cấp;
h) Định hướng nghiên cứu, tập hợp tổ chức giảng viên, giảng viên chính,
phó giáo sư và người học cùng tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ;
i) Xây dựng, tham gia nghiệm thu và công bố các báo cáo khoa học, các
công trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển
của bộ môn, của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
k) Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo, tham gia công tác quản lý ở
bộ môn, khoa, phòng, ban… thuộc cơ sở giáo dục đại học; tham gia công
tác quản lý khoa học và công nghệ, công tác quản lý đào tạo khác;
l) Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở giáo dục đại học về chuyên môn và nghiệp vụ.
Chương III
ĐỊNH MỨC THỜI GIAN LÀM VIỆC
VÀ GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
Điều 9. Định mức thời gian làm việc
1. Thời gian làm việc của giảng viên theo chế độ tuần làm việc 40 giờ và được xác định theo năm học.
2. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên bình quân trong 1 năm học
là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy
định của pháp luật.
3. Tổng quỹ thời gian này được phân chia theo chức danh giảng viên và cho từng nhiệm vụ, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ Giảng viên Phó giáo sư và giảng viên chính Giáo sư và giảng viên cao cấp
Giảng dạy 900 giờ 900 giờ 900 giờ
Nghiên cứu khoa học 500 giờ 600 giờ 700 giờ
Hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác 360 giờ 260 giờ 160 giờ
Điều 10. Giờ chuẩn giảng dạy
Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần
thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ
giảng dạy của giảng viên tương đương với việc thực hiện một tiết giảng
lý thuyết trực tiếp trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết
trước, trong và sau tiết giảng.
Điều 11. Định mức giờ chuẩn giảng dạy và việc quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy
1. Định mức giờ chuẩn giảng dạy:
a) Định mức giờ chuẩn giảng dạy quy định cho giảng viên ở từng vị trí
khác nhau, theo từng khối ngành đào tạo, được quy đổi từ quỹ thời gian
giảng dạy của giảng viên quy định tại Điều 9 của Văn bản này.
b) Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên để thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể tại Điều 4 của Văn bản này được quy định như sau:
Chức danh giảng viên
|
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy
|
Qui định chung cho các môn
|
Môn Giáo dục thể chất, Quốc phòng-
An ninh ở các trường không chuyên
|
Giáo sư và giảng viên cao cấp |
360 |
500 |
Phó giáo sư và giảng viên chính |
320 |
460 |
Giảng viên |
280 |
420 |
2. Quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ sau đây ra giờ chuẩn:
a) Một tiết giảng lý thuyết trên lớp theo hệ thống niên chế cho đào tạo
trình độ cao đẳng, đại học được tính bằng 1,0 đến 1,8 giờ chuẩn tùy theo
quy mô, điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp ở từng chuyên ngành
khác nhau;
b) Một tiết giảng lý thuyết trên lớp theo hệ thống tín chỉ được tính
bình quân bằng 1,1 tiết giảng lý thuyết trên lớp cho một lớp đào tạo
theo hệ thống niên chế có cùng quy mô, điều kiện làm việc và cùng chuyên
ngành;
c) Một tiết giảng chuyên đề bồi dưỡng, giảng lý thuyết cho các lớp đào
tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, giảng bằng tiếng nước ngoài cho sinh viên
đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ, giảng dạy theo chương
trình tiên tiến, hệ đào tạo kỹ sư tài năng tính bằng 1,2 đến 2,0 giờ
chuẩn;
d) Một tiết hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm trên lớp cho sinh viên tính bằng 0,5 đến 1,0 giờ chuẩn;
đ) Hướng dẫn thực tập: 1 ngày làm việc tính bằng 1,5 đến 2,5 giờ chuẩn;
e) Hướng dẫn sinh viên làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp tính bằng 12 đến 15 giờ chuẩn cho một đồ án, khóa luận;
g) Hướng dẫn học viên làm luận văn thạc sĩ tính bằng 20 đến 25 giờ chuẩn cho một luận văn;
h) Hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ tính bằng 45 đến 50 giờ chuẩn/một luận án/một năm học.
Điều 12. Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ
nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, đảng,
đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học
Giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công
tác quản lý, đảng, đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học có nghĩa vụ
trực tiếp giảng dạy theo khung định mức dưới đây (tính theo tỷ lệ % của
định mức giờ chuẩn giảng dạy cả năm của chức danh giảng viên hiện đang
giữ):
1. |
Giám đốc đại học:
|
từ 10% đến 15% |
2 |
Phó giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học: |
từ 15% đến 20% |
3 |
Chủ tịch hội đồng trường, Phó hiệu trưởng trường đại học, Trưởng ban của đại học: |
từ 20% đến 25% |
4 |
Phó trưởng ban của đại học, Trưởng phòng: |
từ 25% đến 30% |
5 |
Phó trưởng phòng: |
từ 30% đến 35% |
6 |
Trưởng khoa và Phó trưởng khoa: |
|
|
a) Đối với khoa có biên chế từ 40 giảng viên trở lên hoặc có quy mô từ
250 sinh viên trở lên:
|
|
- Trưởng khoa: |
từ 70% đến 75%
|
- Phó trưởng khoa: |
từ 75% đến 80% |
b) Đối với khoa có biên chế dưới 40 giảng viên hoặc có quy mô dưới
250 sinh viên:
|
|
- Trưởng khoa: |
từ 75% đến 80% |
- Phó trưởng khoa: |
từ 80% đến 85%
|
7 |
Trưởng bộ môn: |
từ 80% đến 85% |
8 |
Phó trưởng bộ môn, trợ lý khoa, chủ nhiệm lớp và cố vấn học tập: |
từ 85% đến 90% |
9 |
Bí thư đảng ủy, chủ tịch công đoàn ở những đơn vị có bố trí cán bộ chuyên trách: |
từ 70% đến 75% |
10 |
Bí thư đảng ủy, chủ tịch công đoàn ở những đơn vị không bố trí cán bộ chuyên trách: |
từ 50% đến 55% |
11 |
Phó bí thư, ủy viên thường vụ đảng ủy, phó chủ tịch công đoàn,
trưởng
ban thanh tra nhân dân, trưởng ban nữ công, Chủ tịch Hội Cựu
chiến binh ở
những đơn vị có bố trí cán bộ chuyên trách: |
từ 80% đến 85% |
12 |
Phó bí thư, ủy viên thường vụ đảng ủy, phó chủ tịch công đoàn,
trưởng
ban thanh tra nhân dân, trưởng ban nữ công, Chủ tịch Hội
Cựu chiến binh ở
đơn vị không bố trí cán bộ chuyên trách: |
từ 55% đến 60% |
13 |
Giảng viên làm công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên,
Hội Liên hiệp
thanh niên thực hiện theo Quyết định
số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005
của Thủ tướng Chính phủ về c
hế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam,
Hội Liên hiệp thanh
niên Việt Nam.
|
Chương IV
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ ÁP DỤNG THỜI GIAN LÀM VIỆC
Điều 13. Quản lý, sử dụng thời gian làm việc
1. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào điều kiện cụ thể của
đơn vị mình có trách nhiệm: xác định quy mô lớp chuẩn; quy định chi tiết
việc quy đổi ra giờ chuẩn đối với những thời gian cần thiết để thực
hiện các công việc thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên;
2. Căn cứ khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên quy
định tại điểm b, khoản 1, Điều 11 của Văn bản này, Thủ trưởng cơ sở giáo
dục đại học quy định định mức giờ chuẩn giảng dạy trong năm học đối với
từng khối ngành đào tạo cho các chức danh giảng viên trong đơn vị theo
nguyên tắc sau:
a) Giảng viên có mức lương cao hơn thì có số giờ chuẩn nhiều hơn và
không quá 400 giờ chuẩn, đối với giảng viên dạy các môn Giáo dục thể
chất, Quốc phòng-An ninh không quá 550 giờ chuẩn;
b) Giảng viên có mức lương thấp hơn thì có số giờ chuẩn ít hơn và không
dưới 260 giờ chuẩn, đối với giảng viên dạy các môn Giáo dục thể chất,
Quốc phòng - An ninh không dưới 400 giờ chuẩn.
3. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ Điều 5, 8 và 9 của Văn bản
này để quy định cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối
với giảng viên trong đơn vị như sau:
a) Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và
công nghệ cho giảng viên phải phù hợp với khả năng, điều kiện, tiềm lực
khoa học và định hướng phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của cơ
sở giáo dục đại học; khuyến khích giảng viên công bố kết quả nghiên cứu
trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, khuyến khích giảng
viên tham gia thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu
phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ cộng đồng;
b) Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nào có mức độ khó khăn, phức tạp nhiều
hơn thì được giao cho những giảng viên có năng lực, uy tín và thành tích
nghiên cứu khoa học hoặc giữ chức danh cao hơn đảm nhiệm; nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học nào có khối lượng công việc lớn hơn, đòi hỏi trình
độ và cường độ lao động cao hơn thì được tính số giờ nhiều hơn;
c) Trong từng năm học, mỗi giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học được giao tương ứng với ngạch, chức danh hoặc vị trí công
việc đang giữ và quỹ thời gian quy định tại Điều 9 của Văn bản này.
Trong một năm học, mỗi giảng viên phải công bố kết quả nghiên cứu khoa
học bằng các sản phẩm nghiên cứu cụ thể nêu tại Điều 5 của Văn bản này,
tối thiểu bằng 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học mà tạp chí đó có tổ
chức phản biện trước khi đăng bài hoặc một đề tài nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở được nghiệm thu đạt yêu cầu;
d) Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học tùy theo mức độ, hoàn cảnh cụ thể
để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp
loại lao động và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan; đồng thời,
số giờ dành cho việc nghiên cứu khoa học theo quy định tại khoản 3,
Điều 9 của Văn bản này sẽ quy đổi thành giờ chuẩn để giảm trừ vào số giờ
giảng dạy vượt định mức giờ chuẩn khi thanh toán tiền lương dạy thêm
giờ.
4. Trong trường hợp phải sử dụng những giảng viên có đủ năng lực và các
điều kiện khác làm công tác nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu nhiệm
vụ chính trị của đơn vị thì thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định
chuyển thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy quy định tại khoản 3, Điều 9
của Văn bản này của những giảng viên được huy động sang làm nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học; đồng thời, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy
định cụ thể việc quy đổi thời gian làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học quy
định tại khoản 3, Điều 9 của Văn bản này ra giờ chuẩn giảng dạy để áp
dụng trong trường hợp bất khả kháng cho những giảng viên không thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phải chuyển sang giảng dạy trực tiếp trên
lớp.
5. Thời gian dành cho các nhiệm vụ khác được tính riêng cho từng chức
danh giảng viên. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định chi tiết nội
dung các nhiệm vụ này và các biện pháp thực hiện.
Điều 14. Áp dụng định mức giờ chuẩn
1. Giảng viên trong thời gian hợp đồng làm việc lần đầu ở cơ sở giáo dục
đại học công lập hoặc trong thời gian thử việc ở cơ sở giáo dục đại học
ngoài công lập chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy
của giảng viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Văn bản này.
2. Giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác
vượt định mức giờ chuẩn và hưởng chế độ làm việc vượt định mức giờ chuẩn
thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Giảng viên sau khi được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo nếu không còn giữ
chức danh giảng viên thì không thực hiện định mức giờ chuẩn giảng dạy
quy định tại Văn bản này.
4. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm quy định chi tiết
việc áp dụng định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với những giảng viên được
bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý,
đảng, đoàn thể theo các khung mức tương ứng tại Điều 12 của Văn bản này,
cụ thể:
a) Mức cao áp dụng cho các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật cơ sở và ngoại ngữ trong các trường không chuyên ngữ;
b) Mức thấp áp dụng cho các môn khoa học xã hội, chính trị, ngoại ngữ
trong các trường chuyên ngữ và các cơ cơ sở đào tạo đa ngành;
c) Giảng viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ, được quy định chỉ thực hiện một định mức giờ chuẩn giảng dạy thấp nhất.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các cơ sở giáo dục đại
học theo thẩm quyền được giao có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra việc
thực hiện chế độ làm việc của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại
học theo quy định tại Văn bản này.
Điều 16. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ quy định tại Văn bản này có
trách nhiệm ban hành các quy định chi tiết việc áp dụng chế độ làm việc
của giảng viên phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình và tổ chức
việc thực hiện./.
Download file qui định chế độ làm việc giảng viên.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
Họ và tên:
|
*
|
|
Email:
|
*
|
|
Tiêu đề:
|
*
|
|
Mã xác nhận:
|
(*)
|
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules |
| | | |
Toolbar's wrapper | | | | | |
Content area wrapper | |
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle. |
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttons | Statistics module | Editor resizer |
| |
|
|
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other. | |
| | | |
*
|
|
|
Tin nổi bật
Thông tin Đại học, Cao đẳng
|