Tác giả :
CÁC LOẠI PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

Việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau không chỉ làm tăng chất lượng đào tạo mà còn làm tăng hiệu quả đào tạo trong việc đạt các mục tiêu đào tạo đề ra. 

Theo Tim Wenling (Planing for effective training – A guide to curriculum development, FAO-UN,1993), đã qui các phương pháp và kỹ thuật dạy học vào tám phương pháp dạy học phổ biến nhất đó là:

1/ Phương pháp diễn giảng (thuyết trình): 

Diễn giải là phương pháp dạy học thông dụng nhất, nhưng không phải lúc nào cũng là hiệu quả nhất. Giảng viên dùng lời nói cùng với các phương tiện kỹ thuật thông tin, nghe nhìn như: Bảng – phấn, văn bản in, overhead transparencies, video/film, máy tính,… để diễn giảng cho người học nghe, phát hiện và hiểu các khái niệm, hiện tượng, qui luật, nguyên lý của các quá trình. 

- Ưu điểm của phương pháp diễn giảng: 


+ Chủ động trong tiến trình đào tạo: tập trung vào chủ điểm, kiểm soát được nội dung và thứ tự thông tin truyền đạt trong thời gian định trước; 
+ Truyền đạt được khối lượng lớn kiến thức trong một thời gian gới hạn; 
+ Phù hợp với số đông người học, thiếu trường lớp, thiếu phương tiện. 

- Nhược điểm của phương pháp diễn giảng: 

+ Chỉ có thông tin một chiều, người học bị động; 
+ Khó nắm được hiệu quả của bài giảng, người học dễ bị “ù lỳ” khi nghe quá lâu; 
+ Không phù họp với đào tạo kỹ năng. - Để có bài giảng hiệu quả cao, giảng viên cân phải: 
+ Làm cho người học nắm được mục tiêu và yêu cầu của bài giảng 
+ Chủ điểm và ngôn ngữ diễn giảng phải phù hợp với trình độ người học; 
+ Phải rất chú ý đến mở đầu và tóm tắt bài giảng; 
+ Tốc độ phải phù hợp với người nghe; 
+ Người học phải được nhìn thấy và nghe thấy người giảng rõ ràng; 
+ Người dạy phải nhạy bén với thái độ tiếp thu của người học; 
+ Cần thường xuyên dùng câu hỏi để kiểm tra sự hiểu bài của người nghe giảng. 

2/ Phương pháp trình diễn (thao giảng, thực hành, thực tập…) 

Trình diễn là một cách minh họa bài giảng mà đòi hỏi người dạy phải từng bước hoặc bằng một chuỗi các hoạt động làm cho người học phát hiện và hiểu các thủ tục, các nguyên tắc hoặc các hiện tượng cần trình bày. Phương pháp này thường tối thiểu có một trong các người học cùng thực hiện dưới sự chỉ dẫn của giáo viên.

- Ưu điểm của phương pháp trình diễn: 

+ Hấp dẫn người học; 
+ Dễ hiểu, dễ nhớ, hiệu quả cao; 
+ Giáo viên làm chủ được hiệu quả buổi học; 

- Nhược điểm của phương pháp trình diễn: 


+ Minh họa, bài thực hành, bài thực tập cần phải chính xác, như vậy cần phải chuẩn bị cẩn thận, tốn thời gian, công sức; 
+ Không áp dụng được: khi thiếu điều kiện, khi lớp đông. 

- Để trình diễn có hiệu quả, giảng viên cần: 

+ Cung cấp đầy đủ các thông tin cho người học trước khi trình diễn; 
+ Chỉ ra và giải thích các công việc cần hoàn thành của từng bước; 
+ Thực hiện trình diễn đủ chậm để nguời học không bị mất các điểm chốt; 
+ Đảm bảo cuộc trình diễn mọi học viên đều nhìn rõ; 
+ Dùng các câu hỏi để đảm bảo người học đều hiểu mỗi bước trình diễn; 
+ Sửa ngay các sai sót của học viên khi làm trình diễn. 

3/ Phương pháp tự đọc (tự nghiên cứu…) 

Phương pháp tự nghiên cứu tài liệu là một cách tiếp cận cá nhân để cung cấp thông tin cho ngừơi học. Giáo viên đưa cho học viên các tài liệu có chứa các nội dung hay qui trình cần phải nắm để tự đọc. 

- Ưu điểm của phương pháp tự đọc: 

+ Tiết kiệm thời gian diễn giảng, chủ yếu chỉ để giải thích và kiểm tra tiếp thu; 
+ Người học có thể lưu giữ lâu dài tài liệu để tra cứu lại khi cần thiết; 
+ Rèn luyện khả năng tự học cho học viên. 

- Nhược điểm của phương pháp tự đọc: 


+ Người học dể nản, đọc cho qua chuyện nếu tài liệu khó hoặc không có tính sư phạm: 
+ Người học có tốc độ đọc khác nhau, nên khó xác định thời điểm bình luận thích hợp; 
+ Khó xác định hiệu quả tiếp thu kiến thức của người học. 

- Để tự đọc có hiệu quả, giáo viên cần phải: 

+ Cần đọc trước các tài liệu chọn lọc có chủ điểm hay nội dung thông tin cần bổ xung hoặc giải thích thêm tại lớp; 
+ Tài liệu phải đầy đủ, rõ ràng, để người học có thể đọc hiểu được; 

4/ Phương pháp bài luyện (bài tập lớn, ôn luyện…) 

Bài luyện cung cấp cho người học cơ hội thực hành kỹ năng mới đã được dạy qua một phương pháp khác hay ôn luyện lại các kiến thức hoặc kỹ năng đã được chỉ dẫn. Các tài liệu dưới dạng phiếu bài luyện thường đựơc sử dụng. 

- Ưu điểm của phương pháp bài luyện: 

+ Giúp người học vận dụng và nhớ những gì đã học; 
+ Rèn luyện người học các kỹ năng mới học và các kỹ năng khác nảy sinh trong quá trình làm bài luyện; 
+ Rèn luyện cho người học chủ động trong tiếp thu kiến thức. 

- Nhược điểm của phương pháp bài luyện: 

+ Tốn thời gian và sức lực chuẩn bị đề bài luyện và chấm bài luyện; 
+ Người học có tốc độ làm bài luyện khác nhau, khó chọn được bài luyện vừa sức trong thời gian định trước cho tất cả mọi người. 

- Để bài luyện có hiệu quả, giáo viên cần phải: 


+ Làm cho người học hiểu rõ mục tiêu của bài luyện và hướng hoàn thành nó; 
+ Bài luyện đủ khó để rèn luyện người học, nhưng không quá khó và tốn thời gian làm cho người học mất hứng thú và không hoàn thành đúng hạn; 
+ Kết thúc bài luyện, cần dành cho người học xem lại mình đã học được những gì. 

5/ Phương pháp thảo luận nhóm (hội thảo, xemina…) 

Thảo luận nhóm là một sự trao đổi ý tưởng, quân điểm, nhận thức giữa các học viên và giáo viên, để lam rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với hoạt động đào tạo. Nhiều kỹ thuật như Công não (brainstorming) và thảo luận chuyên ban (buzz sessions) được sử dụng để cổ vũ tham gia thảo luận. 

- Ưu điểm của phương pháp tham gia thảo luận nhóm: 

+Tạo được cơ hội cho mọi người học đều tham gia, khai thác được tiềm năng của mỗi cá nhân; 
+ Chủ động trong điều chỉnh nhận thức của người học;
+ Rèn luyện được nhiều kỹ năng như diễn giải, hùng biện & ứng phó. 

- Nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm: 

+ Dễ bị sai lệch khỏi mục tiêu đào tạo; 
+ Tốn thời gian & công sức của guảng viên; 
+ Đề phòng có một số học viện thái quá (ngồi im hoặc phát biểu quá nhiều); 

- Để thảo luận nhóm có hiệu quả cao, giảng viên cần: 

+ Nói rõ mục tiêu và yêu cầu của cuộc thảo luận; 
+ Làm cho mỗi người tham gia thảo luận có ý kiến độc lập, không phụ thuộc vào ý kiến người khác; 
+ Định thời gian co mỗi vấn đề đưa ra thảo luận theo mục đích định trước; 
+ Kết thúc thảo luận với một tóm tắt các điểm chính đã thống nhất và các tồn tại cần nghên cứu.

6/ Phương pháp nghiên cứu điển hình (Nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu tình huống…) 

Nghiên cứu điển hình hay nghiên cứu trường hợp là phương pháp khá phổ biến, thường đưa cho người học chi tiết các dữ kiện của trường hợp khảo sát và yêu cầu phân tích, tổng hợp, đánh giá và định hướng giải quyết trường hợp đó. 

- Ưu điềm của phương pháp nghiên cứu điển hình: 

+ Hoạt động hóa người học; 
+ Chủ động trong điều chỉnh các nhận thức, hành vi hay kỹ năng của người học; 
+ Có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao (phân tích, tổng hợp và đánh giá). - Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu điển hình: 
+ Chuẩn bị, lựa chọn trường hợp điển hình để nghiên cứu cho phù hợp với nội dung, mục tiêu đào tạo do đó đòi hỏi nhiều thời gian và công sức; 
+ Khó có giải pháp xác định nếu không bổ xung thường xuyên các giữ kiện. 

- Để nghiên cứu điển hình có hiệu quả, giáo viên cần phải: 


+ Các dữ kiện đưa cho người học phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn, không ngoại suy; 
+ Các mục đích yêu cầu của nghiên cứu phải rõ ràng, dễ hiểu; 
+ Tổng kết, tóm tắt và liên hệ với các nguyên tắc, nguyên lý, lý thuyết đã học và rút ra các bài học điển hình. 

7/ Phương pháp đóng vai 

Người học đóng vai một nhân vật có thực trong đời sống hoặc giả định trước mọi nguời. Giáo viên nêu tình huống để người đóng vai giải quyết như là đã từng trải qua. Kết quả người học được rèn luyện cách ứng phó với các tình huống có thể sẽ gặp trong tương lai. 

- Ưu điểm của phương pháp đóng vai: 

+ Cung cấp cho người học kinh nghiệm xử thế, ứng đáp trong các tình huống; 
+ Là biện pháp tốt kích thích người học tham gia thảo luận và tham gia hoạt động đào tạo. 

- Nhược điểm của phương pháp đóng vai: 

+ Nếu không tổ chức và kiểm soát tốt, người học dễ xem đóng vai như một trò chơi, không phải là hoạt động đào tạo; 
+ Dễ bị trệch mục tiêu đào tạo; 
+ Tốn nhiều thời gian và công sức của giáo viên. 

- Để đóng vai có hiệu quả, giáo viên cần phải: 

+ Phải làm cho người học hiểu rõ vai mình đóng; 
+ Sử dụng các tình huống có thực, với một kịch bản chặt chẽ để người đóng vai đề xuất giải pháp cho phù hợp thì tốt hợn là tình huống giả định; 
+ Tóm tắt kết luận bằng cách hỏi đã học được gì qua đóng vai trong tình huống đã nêu. 

8/ Phương pháp thăm quan thực tế 

Thăm quan thực tế là một cách khảo sát tình huống thông qua hiện trường để người học rút ra được những bài học thực tế và giả định được các hướng phát triển trong tương lai.

- Ưu điểm của phương pháp thăm quan thực tế: 

+ Tạo cơ hội cho học viên nghe, nhìn, tận tay, tận mắt – học đi đôi với hành; 
+ Thay đổi được không khí và giải pháp học tập cho người học, học hiệu quả hơn. 

- Nhược điểm của phương pháp thăm quan thực tế: 

+ Tốn thời gian, kinh phí và công sức; 
+ Nếu không chuẩn bị và điều khiển tốt, thì mất thời gian, kinh phí, công sức mà không có hiệu quả đào tạo; 
+ Nếu không tổ chức thu hoạch và trao đổi thu hoạch, không có sự thống nhất trong nhận thức sau thăm quan thì hiệu quả thấp. 

- Để tham quan thực tế có hiệu quả, giáo viên cần phải: 

+ Chọn hiện trường phù hợp với mục tiêu học tập; 
+ Chuẩn bị và tổ chức thăm quan chặt chẽ, dự phòng các tình huống ngoài dự kiến; 
+ Làm rõ mục tiêu thu hoạch trước khi thăm quan và yêu cầu viết thu hoạch đầy đủ.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

FACEBOOK

Truy cập tháng: 33,464

Tổng truy cập:181,966

 

Copyright © 2014, Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM
Địa chỉ: Số 1 Võ Văn Ngân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Điện thoại: (028) 38961333 hoặc (028) 37221223 (số nội bộ 8120). 
Email tư vấn viên: hoatrth@hcmute.edu.vn (DĐ: 038 9695 970);
vuvanviet@hcmute.edu.vn; suongptt@hcmute.edu.vn; thaopvt@hcmute.edu.vn