|
Tác giả :
QUI ĐỊNH
VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
CỦA TRƯỜNG ĐHSPKT Tp.HCM
I – Các vấn đề chung
Đổi mới phương pháp dạy và học là việc làm đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, mục
đích của qui định này là để tạo điều kiện cho các khoa, Bộ môn, các Cán
bộ giảng dạy trong điều kiện đặc thù của công tác giảng dạy của đơn vị
và cá nhân mình chủ động lập kế hoạch, lựa chọn loại sản phẩm, cách thức
hoàn thành các sản phẩm phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy; góp
phần lượng hóa nỗ lực của các đơn vị, các cá nhân trong thực hiện chính
sách chất lượng của nhà trường trong công tác giảng dạy.
Mục tiêu của đổi mới phương pháp Dạy-Học: nâng
cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu; kỹ
năng tìm kiếm và xử lý thông tin để phát triển tư duy sáng tạo; rèn
luyện kỹ năng thực hành; nâng cao kỹ năng ứng xử và giao tiếp như trình
bày, thảo luận, thuyết phục; kỹ năng tự hoàn thiện cho sinh viên.
Nội dung của đổi mới PPDH: là đổi mới nội
dung, giáo trình, cách tiến hành các phương pháp dạy và phương pháp học;
là đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ
sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp truyền thống và vận
dụng linh hoạt một số phương pháp dạy - học tiên tiến; là lựa chọn
phương pháp Dạy và chỉ ra cho sinh viên phương pháp Học phù hợp với đặc
thù của môn học, với khả năng tốt nhất của người giáo viên, phù hợp với
ngành đào tạo, với đối tượng sinh viên và hoàn cảnh cụ thể khi giảng dạy
môn học.
II - Sản phẩm cụ thể của việc đổi mới PPDH:
Có thể định lượng được trong các dạng tài liệu sau:
II.1 - Các tài liệu bắt buộc phải có khi giảng dạy
1- Đề cương môn học;
2- Tập bài giảng môn học;
3- Giáo trình chính của môn học.
II.2 - Các tài liệu đặc thù khác tuỳ theo ngành học, môn học, khả năng và trình độ giáo viên:
1- Ngân hàng câu hỏi thi cho các môn học mà nội dung có tính chất bền vững, ít thay đổi;
2- Tập bài giảng trình chiếu bằng powerpoint, overhead;
3- Tập hướng dẫn giải bài tập: bao gồm tóm tắt lý thuyết, một số bài tập
điển hình có lời giải và các bài tập chỉ có đáp số dành cho sinh viên
rèn luyện;
4- Tập tài liệu hướng dẫn thực hành, hướng dẫn làm thí nghiệm, hướng dẫn
làm đồ án môn học, hướng dẫn thực tập xí nghiệp, hướng dẫn thực tập sư
phạm, hướng dẫn làm khoá luận tốt nghiệp, . . .
5- Các tài liệu học tập bằng tiếng Anh, hay các tài liệu nước ngoài đã được biên dịch;
6- Tài liệu hướng dẫn cách sử dụng phần mềm để giải các bài tập; Các phần mềm chuyên dụng và tài liệu hướng dẫn sử dụng; . . .
7- Băng ghi hình ít nhất 1 buổi lên lớp theo PPDH mới;
8- Đĩa CD hoặc DVD ghi lại toàn bộ đề cương môn học, tập bài giảng, các
bài giảng trình chiếu, hình ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo...;
9- Bài giảng điện tử, giáo trình điện tử;
10 – Các loại mô hình, giáo cụ trực quan: Mô hình thực, Bộ các bản vẽ chuyên dụng đặc thù dùng trong giảng dạy, . . .
11- Kết quả nghiên cứu khoa học triển khai ứng dụng các phương pháp
giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá mới cho môn học (bản thuyết
minh, các sản phẩm, …)
12- Các tài liệu khác hỗ trợ cho môn học đã được thu thập được từ internet, các hội thảo khoa học;
13- Các sản phẩm học tập xuất sắc của sinh viên (tập bài tập, tiểu luận,
báo cáo thực hành, thực tập,...) được giáo viên đánh giá, lưu trữ lâu
dài và sử dụng như những mẫu mực cho các sinh viên khác học tập và noi
theo.
14 – Các sản phẩm đặc thù khác, . . . .
Mỗi sản phẩm có thể do một giảng viên hay một nhóm các giảng viên chuẩn
bị, cho toàn bộ hay từng phần nội dung của môn học, và cần thường xuyên
được cập nhật, đổi mới. Các sản phẩm này cần được lưu trữ, phổ biến dùng chung và là những minh chứng cụ thể cho sự nỗ lực của mỗi CBVC và SV trong thực hiện chính sách chất lượng của nhà trường.
III. Các bước cần tiến hành trong thực hiện đổi mới PPDH
1. Xác định mục tiêu dạy học của môn học và từng bài học;
2. Xác định nội dung cốt lõi cần giảng trên lớp, nội dung nào chỉ hướng
dẫn sinh viên tự học và hình thức tổ chức thực hiện nội dung đó, số giờ
dành cho mỗi hình thức, các công việc của giảng viên, sinh viên ở mỗi
hình thức, lập kế hoạch chi tiết cho việc lên lớp;
3. Lựa chọn và kết hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng
của mình và hoàn cảnh cụ thể lớp học; thực hiện biên soạn các tài liệu
dạy - học (mục II) thích hợp với các phương pháp đã lựa chọn;
4. Xây dựng một số bài tập kiểm tra, đánh giá ngắn có thể dùng trong quá
trình lên lớp làm cho giờ học sinh động hơn, đồng thời cung cấp các
thông tin phản hồi kịp thời cho giảng viên điều chỉnh cách dạy của
mình;
5. Giao yêu cầu thực hiện, nhiệm vụ cụ thể (bài tập, vấn đề, ...) cho
sinh viên (hay nhóm sinh viên) ở phần nội dung yêu cầu sinh viên tự
học;
6. Sau khi giảng dạy mỗi đơn vị học trình hay sau khi kết thúc môn học
nên dành từ 5 – 10 phút lấy ý kiến phản hồi của sinh viên để tiếp tục
điều chỉnh, cải tiến PPDH.
IV - Định hướng cấu trúc trình bày các sản phẩm
Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm cần thực hiện các khoa, bộ môn và các
giáo viên có thể lựa chọn cấu trúc số lượng thông tin cần trình bày, thứ
tự trình bày, hình thức trình bày với một số thông tin chính gợi ý như
sau:
1- Thông tin về môn học: tên môn học, mã môn học, số tín chỉ,
có môn học tiên quyết hay không, dùng cho trình độ đại học, Cao đẳng,
Trung cấp chuyên nghiệp, năm thứ mấy, v.v…;
2- Thông tin về giảng viên và trợ lý giảng dạy (nếu có): họ tên, chức danh, địa điểm làm việc, cách thức liên hệ, v.v…
3- Giáo trình chính (tên giáo trình, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, ở đâu có), các tài liệu tham khảo và các tài liệu khác v.v…;
4- Mục tiêu và nội dung tóm tắt môn học;
5- Chính sách đối với môn học: yêu cầu về chuyên cần (có mặt)
trên lớp; đi học muộn sẽ bị phạt ra sao; thái độ học tập trên lớp được
đánh giá như thế nào; vắng mặt trong kỳ thi hoặc không nộp bài tập
nghiên cứu sẽ được xử lý như thế nào; vấn đề an toàn và sức khoẻ khi làm
việc trong phòng thí nghiệm ra sao; việc quay cóp, sử dụng trái phép
tài liệu nghiên cứu của người khác sẽ bị xử lý thế nào, . . .
6- Kế hoạch lên lớp và tự học đến từng chương, bài: mục tiêu
học tập, các yêu cầu, các hướng dẫn tham khảo tài liệu học tập, và nhiệm
vụ cụ thể của sinh viên, toàn bộ nội dung hay tóm tắt nội dung của từng
chương, bài, các bài tập, bài tập nghiên cứu, v.v...;
7- Cách đánh giá kết quả học tập môn học: các hình thức đánh
giá môn học, tỷ trọng điểm số của các hình thức, ngày thi, ngày kiểm
tra, thời hạn nộp các bài tập nghiên cứu, v.v…
8- Các thời điểm cập nhật các phần nội dung của sản phẩm: cập nhật khi nào, phần nào, ai thực hiện, . . .
IV - Triển khai thực hiện
Về trách nhiệm thực hiện
Đối với các giảng viên
Vào đầu học kỳ/năm học, tuỳ thuộc khả năng, khối lượng công tác giảng
dạy, mỗi giáo viên đăng ký thực hiện mới ít nhất 1 sản phẩm hay thực
hiện điều chỉnh nội dung của 1 sản phẩm đã có hay đăng ký tham gia vào
nhóm giảng viên để thực hiện các sản phẩm.
Từ Học kỳ 1 năm học 2007 -2008, mỗi giảng viên thực hiện bộ “Hồ sơ giảng
dạy môn học” của mình và được lưu trữ tại bộ môn. Nội dung của hồ sơ
bao gồm: Đề cương chi tiết, bài giảng từng chương bài hay toàn bộ môn
học, giáo trình chính đã được bộ môn qui định và các sản phẩm của đổi
mới PPDH đã thực hiện được trong năm học.
Đối với các Khoa, Bộ môn
- Vào đầu năm học/Học kỳ các khoa, bộ môn chịu trách nhiệm lập kế hoạch,
dự trù tài chính (xem phần Hỗ trợ tài chính), phân công giảng viên hay
nhóm giảng viên biên soạn đề cương chi tiết, biên soạn giáo trình, biên
soạn ngân hàng câu hỏi thi theo qui định trong thông báo số
103/TB-ĐHSPKT-ĐT ban hành ngày 27/9/2007 và các văn bản khác hiện hành.
- Căn cứ vào đặc điểm của ngành học, môn học đề ra các qui định chung
(tham khảo mục IIIvà IV của qui định này) nhằm thể hiện được xu thế
chung của toàn khoa, đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện đổi mới
PPDH. Tổ chức lưu trữ, đánh giá và phổ biến các sản phẩm của giảng viên.
- Tư vấn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc đổi mới PPDH của giáo viên.
- Thống kê, báo cáo về tình hình thực hiện, và các sản phẩm đã thực hiện
được trong đối mới PPDH của khoa; nêu các kiến nghị cần thiết để thúc
đẩy việc đổi mới PPDH.
Nhà trường
Các phòng ban chức trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình chịu trách
nhiệm hỗ trợ các khoa, bộ môn và giáo viên thực hiện, đảm bảo đúng qui
trình và các qui định chung của trường. Đặc biệt đối với các đơn vị:
Phòng tổ chức cán bộ:
Phối hợp với Phòng Đào tạo, các khoa, bộ môn và giảng viên, khoa SPKT,
Viện NCPTGDCN, Trung tâm E-learning tổ chức các khoá bồi dưỡng thích hợp
về nghiệp vụ sư phạm và PPGD mới cho giảng viên.
Phòng đào tạo
- Thống kê, báo cáo, đánh giá về tình hình thực hiện đối mới PPDH của toàn trường theo từng năm học.
- Phối hợp với khoa SPKT, Viện NCPTGDCN, Trung tâm E-Learning thiết lập trang web hỗ trợ các tài liệu phổ biến về đổi mới PPDH.
- Phối hợp với các đơn vị đào tạo triển khai xây dựng trang web “Học liệu mở” cho sinh viên.
Các đơn vị khoa SPKT, Viện NCPTGDCN, Trung tâm E-learning:
Hỗ trợ các khoa về phương pháp sư phạm và các vấn đề có liên quan đến
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới trong đổi mới phương
pháp giảng dạy khi các khoa và giáo viên có nhu cầu.
Về hỗ trợ tài chính
Các sản phẩm số 1, 2, 3 mục II.1, sản phẩm số 5 mục II.2: chi, và phương
thức chi theo qui chế chi tiêu nội bộ (phụ lục 4, trang 23) ban hành
theo QĐ số 216/QĐ-ĐHSPKT-HCTC ngày 01/10/2007, của mỗi loại hình tương
ứng.
Các sản phẩm 2, 3, 4, 5 mục II.2: chi, và phương thức chi theo qui chế
chi tiêu nội bộ (phụ lục 4, trang 23), theo mức của loại hình Tài liệu
tham khảo.
Ngân hàng câu hỏi thi chi theo điều 44 (trang 44) qui chế chi tiêu nội bộ.
Các sản phẩm là bài giảng điện tử, giáo trình điện tử, băng ghi hình
tiết giảng theo PPGD mới, mô hình trực quan, tập bản vẽ, nghiên cứu khoa
học về đổi mới PPGD và phương pháp kiểm tra đánh giá: được chi theo
dạng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
Các sản phẩm đặc thù khác các khoa đề xuất Ban giám hiệu duyệt chi.
Yêu cầu các đơn vị và các giáo viên thực hiện tốt qui định này.
P.HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
TS. LÂM MAI LONG
Họ và tên:
|
*
|
|
Email:
|
*
|
|
Tiêu đề:
|
*
|
|
Mã xác nhận:
|
(*)
|
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules |
| | | |
Toolbar's wrapper | | | | | |
Content area wrapper | |
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle. |
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttons | Statistics module | Editor resizer |
| |
|
|
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other. | |
| | | |
*
|
|
|
Tin nổi bật
Thông tin Đại học, Cao đẳng
|